Công ty xây dựng Phạm Minh Hùng chúng tôi chuyên thi công sơn nền kho lạnh bằng sơn PU, là đơn vị chuyên sơn nền PU tại khu vực miền trung: Sơn nền PU tại Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đã Nằng, Bình Định và các tỉnh lân cận tại khu vực miền trung.
Điện thoại: 0933 88 6650
Chuyên thi công sơn nền kho lạnh bằng PU:
- Thi công sơn nền kho lạnh bằng PU tại Quảng Ngãi
- Thi công sơn nền kho lạnh bằng PU tại Quảng Nam
- Thi công sơn nền kho lạnh bằng PU tại Đà Nẵng
- Thi công sơn nền kho lạnh bằng PU tại Bình Định
- Thi công sơn nền kho lạnh bằng PU và các tỉnh lân cận.
Những ưu điểm khi sơn kho lạnh bằng sơn PU:
Sơn nền truyền thống không chịu được những thay đổi nhiệt độ và có thể bị nứt hoặc hư hỏng, phá vỡ toàn bộ bề mặt nền. Không hẳn thế, những vết nứt này có thể là nơi sản sinh ra các vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sự an toàn và vệ sinh. Nếu các loại nền thông thường không thể kham nổi các vấn đề này cần có sự can thiệp của các dòng sơn nền đặc biệt cho kho lạnh
Đối với mỗi loại nền kho lạnh bảo quản những sản phẩm khác nhau, lại có những dòng sản phẩm sơn nền chuyên biệt. Chẳng hạn: kho lạnh bảo quản thực phẩm cần loại sơn nền có độ co giãn tốt, kho lạnh bảo quản sản phẩm công nghiệp hóa chất cần loại sơn nền kháng hóa chất, chịu tải trong cao thích nghi với điều kiện nhiệt độ kho lạnh,…
Sơn nền kho lạnh điều cần thiết phải chịu được sự sốc nhiệt, nhiệt độ có thể dao động khoảng -45 độ C lên 30 độ C. Ngoài ra, trong điều kiện ẩm ướt cộng với các hóa chất công nghiệp, muối,…nền cần chống chịu hóa chất, chống trơn trượt, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, không độc hại tới sức khỏe con người cũng như các tiêu chuẩn khác bộ y tế và cục an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chuẩn HACCP, ISO, Green Lable,…)
Với các tiêu chuẩn khắc khe như vậy thì sơn nền kho lạnh bằng sơn epoxy không đáp ứng được. Giải pháp tối ưu được chủ đầu tư sử dụng phổ biến hiện nay đó là sơn PU ĐINH NGÂN PAINT dùng cho sơn nền công nghiệp, sửa chữa nền bê tông kết hợp sơn chống trượt nhằm gia tăng giá trị sử dụng, thẩm mỹ và kinh tế với các tính năng:
- Chống được các hóa chất mạnh
- Giúp nền chịu nhiệt đến 130 độ C
- Bảo vệ bề mặt nền, chống trơn trượt
- Tạo bề mặt nền sạch bóng, dễ lau chùi, vệ sinh
- Ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn, vi sinh vật, nấm mốc
- Hệ thống ngoài trời thân thiện môi trường
- Tạo khả năng cho nền chịu áp lực, lực nén, lực tác động lớn
Quy trình sơn nền kho lạnh bằng PU:
Kho lạnh ngày nay được sử dụng rộng rãi và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống kinh doanh sản xuất. Ngoài việc, thiết kế sửa chữa kho lạnh thì việc thi công sơn nền kho lạnh cũng là một nhu cầu thiết yếu của khách hàng khi muốn cho một nền kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng
Sơn nền kho lạnh cho nền bê tông trước hết phải đạt được một số yêu cầu chung như sau:
– Độ ẩm của sàn <4%
– Cường độ chịu nén tối thiểu 25 N/mm2
– Cường độ chịu kéo tối thiểu 1,5N/mm2
– Lớp nền thường là bê tông hoặc lớp láng nền bằng polymer biến đổi
Bước 1: Xử lý bề mặt nền:
– Dùng máy đánh sàn, máy mài cầm tay kết hợp máy hút bụi áp lực cao vừa mài vừa hút để hạn chế tối đa việc phát tán bụi sang các khu vực khác
– Tạo nhám bề mặt nền giúp liên kết chặt chẻ giữa lớp sơn và lớp nền bê tông
Bước 2: Sửa chữa khuyết tật nền bê tông (nếu có)
Dùng keo chuyên dụng hai thành phần trám trét các vị trí hư hỏng, các vết nứt với đường kính
Bước 3: Mài trơn lại những vị trí đã trám trét, vệ sinh bề mặt nền
Dùng giấy nhám xả lại những vị trí trám trét có đường kính nhỏ hoặc dùng máy mài mài lại các vị trí được trám trét có khuyết tật nhiều nhằm tạo mặt phẳng và hút bụi, vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành thi công sơn nền kho lạnh lớp lót
Bước 4: Sơn lót nền epoxy gốc dầu Đinh Ngân
– Do sơn lót có độ thẩm thấu cao nên sơn lót nhằm tạo độ bám dính sơn phủ với nền bê tông
– Trước khi sơn lót thì nền bê tông bị hư hại do hóa chất, bị nhiễm bẩn hay các tác nhân khác phải được loại bỏ cho tới khi bề mặt bê tông không bị hư hại và không còn dính bụi bẩn
Bước 5: Thi công lớp sơn nền kho lạnh lớp bả tràng
– Dùng lớp sơn bả tràng tạo độ phẳng và phá bọt khí
Bước 6: Xả nhám bề mặt được bả tràng
– Sau khi lớp bả tràng khô, tiến hành xả nhám lại bề mặt, nếu có lỗ li ti thì trám trít lại, mài trơn và làm vệ sinh bề mặt trước khi sơn lớp phủ
Bước 7: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện bằng sơn PU
– Vệ sinh sạch bề mặt nền và tiến hành thi công lớp phủ hoàn thiện
– Pha trộn các thành phần sơn với nhau, sau đó đổ hỗn hợp sơn ra sàn,
– Dùng bàn dép đinh để bước vào thi công và dùng bàn cào chuyên dụng hỗ trợ quá trình tự san phẳng dòng sơn
– Dùng bàn bả, rulo gai để phá bọt khí trên bề mặt nền
– Thời gian khô bề mặt và có thể đi nhẹ, sau 24h sau khi thi công lớp sơn hoàn thiện cuối cùng
– Kiểm tra tổng thể lớp sơn hoàn thiện